Khai giảng lớp học thiết kế và phát triển sản phẩm thổ cẩm dệt Bahnar

Ngày đăng: 08/08/2024

NTTU – Vào ngày 07/08, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã phối hợp với UBND xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, Gia Lai, tổ chức Lễ khai giảng lớp học Thiết kế và phát triển sản phẩm thổ cẩm dệt Bahnar cho các học viên đồng bào địa phương


Khai giảng lớp học thiết kế và phát triển sản phẩm thổ cẩm dệt Bahnar

NTTU – Vào ngày 07/08, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã phối hợp với UBND xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, Gia Lai, tổ chức Lễ khai giảng lớp học Thiết kế và phát triển sản phẩm thổ cẩm dệt Bahnar cho các học viên đồng bào địa phương

Khóa học nằm trong chuỗi hoạt động thuộc dự án: “Bảo tồn và phát triển sản phẩm dệt thổ cẩm Bahnar ở xã Kông Lơng Khơng” do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tài trợ. Dự án hướng tới việc bảo tồn nghề dệt và phát triển các dòng sản phẩm từ dệt thổ cẩm truyền thống của người Bahnar; đưa nghề dệt thổ cẩm và các sản phẩm làm từ thổ cẩm vào phát triển kinh tế cho hộ gia đình, khôi phục lại những giá trị văn hóa và kỹ thuật dệt hoa văn truyền thống của người Bahnar ở xã Kông Lơng Khơng.

Buổi khai giảng có sự tham gia của TS. Vũ Huyền Trang – Trưởng ngành Thiết kế thời trang tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và là chủ nhiệm dự án; cùng sự hiện diện của ông Trần Văn Nhơn – Chủ tịch UBND xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai; bà Đỗ Thị Hải – Phó chủ tịch Hiệp hội Liên hiệp phụ nữ; bà Trần Thị Bích Ngọc – công chức Văn hóa Xã hội và đông đảo bà con Kông Lơng Khơng

Khai giảng lớp học thiết kế và phát triển sản phẩm thổ cẩm dệt Bahnar

Ông Trần Văn Nhơn – Chủ tịch UBND xã Kông Lơng Khơng, phát biểu tại buổi lễ

Khai giảng lớp học thiết kế và phát triển sản phẩm thổ cẩm dệt Bahnar

Bà Trần Thị Bích Ngọc – Công chức Văn hóa Xã hội, phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, TS. Vũ Huyền Trang đại diện cho Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, bày tỏ đây là một sự kiện vô cùng ý nghĩa, không chỉ đánh dấu một bước tiến mới trong hành trình bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Bahnar mà còn mở ra một cánh cửa tuyệt vời cho người dân xã Kông Lơng Khơng phát triển những tinh hoa của nghề thủ công mỹ nghệ này ra ngoài thị trường. Đây là một di sản văn hóa vô giá, không chỉ thể hiện bản lĩnh, sáng tạo và tình yêu với quê hương của cộng đồng dân tộc Bahnar, mà còn là một nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ thuật và thời trang. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập như ngày nay, việc gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm trở nên càng thêm quan trọng, tiếp thêm nét đẹp văn hóa cho cộng đồng người Bahnar thêm tự hào về nguồn gốc của mình, cũng như tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Khai giảng lớp học thiết kế và phát triển sản phẩm thổ cẩm dệt Bahnar

TS. Vũ Huyền Trang – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Buổi lể khai giảng lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tạo cơ hội quý báu giúp các học viên đồng bào mở rộng kiến thức, vận dụng kiến thức tại khóa học để phát triển sản phẩm, thúc đẩy kinh tế cho vùng và lưu giữ truyền thống dân tộc cho mai sau. Tất cả những điều này cũng chính là mục đích mà ngành Thiết kế thời trang – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành hướng đến nhằm mang lại lợi ích cho xã hội. Việc tham gia những hoạt động trong khuôn khổ các dự án này là một trong những hoạt động tạo nên sự khác biệt cho ngành Thiết kế thời trang tại Trường.

Chương trình đào tạo ngành Thiết kế thời trang – Viện Thiết kế và Kinh doanh sáng tạo Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (ICDB) hướng đến thực hiện sứ mạng, tiếp cận với công nghệ và nghệ thuật đương đại, đào tạo thế hệ các nhà sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế, truyền thông và kinh doanh với tầm nhìn toàn cầu, kiến thức liên ngành, tư duy phản biện và khả năng đổi mới sáng tạo; tạo cảm hứng và giá trị cho xã hội. Trong quá trình học, sinh viên ngành Thiết kế thời trang tại ICDB không chỉ được trang bị kiến thức mà còn có cơ hội tham gia các dự án cộng đồng, xã hội tương tự như trên với nhiều vai trò khác nhau để tích lũy thêm vốn hiểu biết, thêm trân trọng và phát huy các giá trị bản sắc truyền thống và sáng tạo đưa vào thời trang ứng dụng trong bộ sưu tập của mình.

Các tin khác