Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phối hợp thành lập Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm Brưng, Làng Kgiang

Ngày đăng: 30/08/2024

NTTU – Vào ngày 30/08/2024, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cùng Ủy ban nhân dân xã Kông Lơng Khơng (Gia Lai) đã phối hợp tổ chức lễ ra mắt thành lập Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm Brưng, Làng Kgiang và giới thiệu sản phẩm dệt thổ cẩm Banhar


Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phối hợp thành lập Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm Brưng, Làng Kgiang

Lễ ra mắt thành lập Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm Brưng, Làng Kgiang và giới thiệu sản phẩm dệt thổ cẩm Banhar

Trước bối cảnh du nhập của văn hóa nước ngoài và các sản phẩm chạy theo xu hướng quốc tế càng được ưa chuộng chiếm ưu thế; các ngành nghề truyền thống đang dần mai một đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm – một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Banhar.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành với định hướng lan tỏa những tác động tích cực, thúc đẩy các giá trị hữu ích nhằm góp phần giải quyết một cách thiết thực các vấn đề thực tiễn của xã hội thông qua các hoạt động kết nối, phục vụ cộng đồng, Trường đã, đang và sẽ không ngừng hỗ trợ các dự án bảo tồn văn hóa dân tộc tại nhiều địa phương trên cả nước.

Vào ngày 30/08/2024, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã phối hợp cùng Ủy ban nhân dân xã Kông Lơng Khơng tổ chức thành công Lễ ra mắt Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm Brưng, Làng Kgiang và giới thiệu sản phẩm dệt thổ cẩm Banhar. Việc thành lập Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm Brưng, Làng Kgiang nằm trong chuỗi hoạt động thuộc dự án: “Bảo tồn và phát triển sản phẩm dệt thổ cẩm Bahnar ở xã Kông Lơng Khơng” do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tài trợ.

Đại diện Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, TS. Vũ Huyền Trang – Trưởng ngành Thiết kế thời trang, Chủ nhiệm dự án “Bảo tồn và phát triển sản phẩm dệt thổ cẩm Bahnar xã Kông Lơng Khơng“, chia sẻ rằng “Dệt thổ cẩm là một nét văn hóa đặc trưng của người Ba Na được gìn giữ và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những tấm thổ cẩm không chỉ mang vẻ đẹp trang trí độc đáo, mà còn là sự thể hiện tâm hồn, cuộc sống và truyền thống của người Ba Na. Với sự ra đời của Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm, hy vọng rằng nghệ thuật dệt thổ cẩm của người Ba Na sẽ được bảo tồn và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Câu lạc bộ sẽ là nơi tập hợp những người thợ dệt lành nghề, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật và truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ. Đây cũng sẽ là sân chơi, là cầu nối để những tác phẩm thổ cẩm của người Ba Na được giới thiệu rộng rãi đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Thông qua hoạt động của Câu lạc bộ, chúng tôi tin rằng nghệ thuật dệt thổ cẩm sẽ tiếp tục phát triển, trở thành niềm tự hào của người Ba Na và của tất cả chúng ta. Đây cũng là một bước quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số tại Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung”.

Đồng hành cùng Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm Brưng, Làng Kgiang, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã phối hợp, cử cán bộ giảng viên có chuyên môn cao với chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo để nâng cao tay nghề cho các nghệ nhân, giúp họ tiếp cận với các kỹ thuật mới trong sản xuất và quản lý, hỗ trợ phí duy trì hoạt động cho câu lạc bộ, đây là một minh chứng rõ nét cho cam kết của nhà trường trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống này.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phối hợp thành lập Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm Brưng, Làng Kgiang

TS. Vũ Huyền Trang trao kinh phí duy trì câu lạc bộ

Dự án không chỉ góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc mà còn với một ý nghĩa to lớn là tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội nơi đây nhằm xây dựng cộng đồng địa phương phát triển bền vững trong tương lai.

Với triết lý đào tạo Thực học – Thực hành – Thực danh – Thực nghiệp và trách nhiệm xã hội mà Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đề ra, mong rằng hoạt động nhỏ trong trong dự án “Bảo tồn và phát triển sản phẩm dệt thổ cẩm Bahnar ở xã Kông Lơng Khơng” này sẽ mang đến cho cộng đồng, xã hội một không gian thực sự ý nghĩa. Quá đó tạo điều kiện cho các học sinh, sinh viên ngành Thiết kế thời trang tại Trường nói riêng và các bạn trẻ trên khắp cả nước có cơ hội tiếp cận và thực hành nghệ thuật dệt thổ cẩm truyền thống, nơi để các nghệ nhân truyền đạt kỹ năng, kiến thức và những câu chuyện văn hóa và tiếp thêm “lửa” cho các thế hệ trẻ – những người chủ tương lai của đất nước trong việc giữ gìn truyền thống văn hóa của nước nhà.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phối hợp thành lập Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm Brưng, Làng Kgiang

TS. Vũ Huyền Trang hướng dẫn kỹ thuật dệt cho các hội viên Câu lạc bộ

Một số hoạt động tại buổi lễ ra mắt thành lập Câu lạc bộ:

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phối hợp thành lập Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm Brưng, Làng Kgiang

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phối hợp thành lập Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm Brưng, Làng Kgiang

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phối hợp thành lập Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm Brưng, Làng Kgiang

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phối hợp thành lập Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm Brưng, Làng Kgiang

 

Hương Nguyễn

Các tin khác